QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN, LIỆU CÓ KHÓ?

Quản lý tài chính cá nhân là một vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ. Đơn cử như ở thời sinh viên – độ tuổi chập chững bước vào xã hội và chưa được làm chủ kinh tế, không thiếu những trường hợp tiêu pha quá độ đầu tháng rồi cuối tháng phải gặm mì tôm qua ngày. Với tộc đi làm thì vấn đề lại nâng cấp hơn – tự do tài chính nhưng không biết cách quản lý tài sản của mình, thành ra dù mức lương có cao đến mấy, tiền trong tay họ cứ đến rồi lại đi, cuối cùng vẫn phải bục mặt ra để kiếm.

Thấu hiểu nỗi lo của các bạn, dưới đây, Học viện Nghiên cứu và Huấn luyện LifeCore Việt Nam chúng tôi sẽ đưa ra một vài phương pháp giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hợp lý và khéo léo hơn.

        1. Kiểm tra sức khỏe tài chính.

Có lẽ sức khỏe tài chính là khái niệm xa lạ với một số người. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tài chính, với cá nhân, nó là khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Việc kiểm tra sức khỏe tài chính thường xuyên sẽ giúp bạn nhận ra một cách rõ ràng những “lỗ hổng” trong cách quản lý tài sản của mình, từ đó có thể đưa ra giải pháp sửa chữa và thay đổi.

Bạn có thể tìm kiếm trên Google những công cụ kiểm tra miễn phí, hoặc thuê chuyên gia tài chính để họ tư vấn và quản lý dòng tiền cho mình.

        2. Sử dụng app để thống kê chi tiêu.

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những app thống kê chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như Money Lover, Sổ thu chi Misa, Fast Budget,…

Các app này đều miễn phí, tiện lợi và dễ sử dụng; các khoản chi sẽ được phân loại chi tiết thành tiền đổ xăng, tiền điện nước, tiền đi nhậu… App sẽ báo cáo, tổng kết số tiền chi tiêu và biến động số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn. Với chúng, bạn có thể kiểm soát, quản lý, thống kê và theo dõi dòng tiền cá nhân.

        3. Sử dụng các công thức Tạo cho mình một thói quen chi tiêu hiệu quả.

Có hai công thức phổ biến nhất được áp dụng trong việc lên kế hoạch chi tiêu, đó là: 50-30-20 và 6 chiếc lọ.

Ví dụ như công thức 50-30-20: Bạn chia khoản thu nhập của mình thành 3 phần: 50% dành cho những thứ thiết yếu cho cuộc sống như tiền thuê nhà, tiện điện nước, tiền ăn,…; 30% cho những khoản chi tiêu linh hoạt, không thiết yếu như mua sắm, du lịch…; 20% còn lại là phần tích lũy, bạn có thể dùng nó để trả nợ, tiết kiệm, dự phòng, đầu tư,…

Lưu ý rằng mỗi tháng, không nên để dành tiền tiết kiệm thấp hơn 10% khoản thu nhập.

Cách sắp xếp hợp lý này sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn trong chi tiêu, đảm bảo mức sống, tránh mắc phải nợ nần và luôn có sự chuẩn bị cho những rủi ro chưa biết trước trong tương lai.

        4. Hạn chế chi tiêu.

Có những khoản chi tưởng rằng nhỏ bé nhưng nếu không để ý tới, chúng sẽ “tích tiểu thành đại”, trở thành tổn thất không nhỏ cho ví tiền của bạn. Dưới đây là một vài điều bạn nên lưu ý:

+ Chỉ nên mua những món đồ cần thiết, ưu tiên thứ đa năng, đa dụng.

+ Hạn chế ăn ngoài, mua nguyên liệu về tự nấu không chỉ sạch mà còn tiết kiệm.

+ Tích trữ những đồng tiền lẻ.

+ Tham gia săn sale, tranh thủ khuyến mãi.

+ Dùng đồ second hand.

+ Thanh lý đồ không dùng đến nữa.

        5. Mua tài sản chứ không mua tiêu sản.

Robert Kiyosaki – tác giả của cuốn sách “Cha giàu – cha nghèo” đã viết: “Tài sản bỏ tiền vào túi các con, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi.

Theo tôi, không phải ông đang chỉ ra rằng ta không nên mua thứ khiến chúng ta phải trả phụ phí như nhiều người hay hiểu lầm, mà là không nên mua đồ dựa trên nợ, chẳng hạn như nợ tín dụng.

Việc vay mượn để mua đồ có thể sẽ đẩy bạn lao vào vòng xoáy “kiếm tiền-trả nợ” không hồi kết. Điều này khiến bạn phải gánh chịu áp lực kinh tế, luôn bó tay bó chân trong chi tiêu, không thể tận hưởng cuộc sống.

Vì vậy, hãy tránh xa các khoản nợ xấu, không giữ cho mình tâm lý mượn tiền tiêu trước rồi kiếm về trả sau.

        6. Biến khoản tiết kiệm thành phần sinh lời

Tiết kiệm là thói quen tốt để quản lý tài chính, nhưng chưa đủ để được gọi là hiệu quả. Bên cạnh việc tiết kiệm, ta có thể xây dựng tháp tài sản cá nhân, xác định mục tiêu tài chính và tìm kiếm cơ hội đầu tư, gia tăng nguồn thu nhập. 

Cách phổ biến nhất để tạo ra dòng tiền sinh lời là bỏ tiền vào quỹ đầu tư hay kênh đầu tư phù hợp như vàng, bất động sản, cố phiếu, chứng khoán, tiền ảo…

Trên đây là 6 phương pháp giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân. Học viện Nghiên cứu và Huấn luyện LifeCore Việt Nam hy vọng rằng những cách này có ích với bạn, nếu bạn áp dụng và thành công, đừng ngại ngần tặng cho chúng tôi một like và chia sẻ bằng cách comment xuống bên dưới nhé!

Hãy tham gia các khoá học của chúng tôi để được biết thêm nhiều kỹ năng và mẹo hay hơn!

HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN LUYỆN LIFECORE VIỆT NAM

KHƠI NGUỒN ĐAM MÊ – GIÚP BẠN TỎA SÁNG

—————————————————————

HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN LUYỆN LIFECORE VIỆT NAM

Đ/c: Số 2BT1i Lô 16A7 Làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Điện Thoại: 0868 257 676   *Youtube Học Viện   *Fanpage Học Viện